Sống khỏe

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn bỏ bữa?

PN - Bỏ bữa ăn gây ra nhiều tác hại to lớn cho sức khỏe hơn chúng ta vẫn nghĩ, nhất là trong dịp tết, việc ăn uống thất thường là điều dễ xảy ra. Nếu hiểu rõ những tổn thương mà cơ thể phải gánh chịu khi bỏ bữa, có lẽ bạn sẽ từ bỏ thói quen xấu này ngay lập tức.

 

Dành thời gian để ăn uống đúng bữa sẽ rất có có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, ngoài việc lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, bạn cần có kế hoạch xây dựng những bữa ăn cân bằng. Trước hết, cần phải có những bữa sáng lành mạnh và dành tối thiểu 30 phút nghỉ trưa cho bữa ăn trưa đồng thời cần cần ăn nhiều trái cây, các loại quả hạch trong bữa tối và ăn ít để không gây khó tiêu trước giờ đi ngủ.

Khi bạn bỏ bữa, cơ thể sẽ phải đối mặt với những rắc rối sau:

• Sự dao động của hóc-môn

Bỏ bữa là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự cân bằng của lượng hóc-môn trong cơ thể. Mức hóc-môn cortisol sẽ gia tăng, khiến bạn trở nên căng thẳng thần kinh. Sự thay đổi về hóc-môn còn là nguyên nhân góp phần làm bạn có xu hướng bị tăng cân nhanh hơn.

• Khả năng điều chỉnh glucose kém

Hoạt động của insulin sẽ thay đổi và điều này gây ra rất nhiều tác động nguy hiểm tới khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu. Những thay đổi của mức hóc-môn này cũng sẽ dẫn tới tình trạng tăng cân không mong muốn.

 

• Các rắc rối về tiêu hóa

Khi bạn bỏ bữa, nhịp sinh học bình thường của hệ thống tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo cần ăn ít nhất ba bữa chính trong ngày để đảm bảo cho hoạt động bình thường của các cơ quan tiêu hóa.

 

 • Ảnh hưởng đến thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống sẽ thay đổi khi chúng ta bỏ bữa quá thường xuyên. Nếu cơ thể đang đói mà bạn lại không ưu tiên cho việc nạp năng lượng thì rõ ràng điều này sẽ ảnh hưởng đến thể chất cũng như sự khỏe mạnh của tinh thần.

• Mệt mỏi

Bỏ bữa là nguyên nhân làm chậm khả năng tra đổi chất trong cơ thể, khiến chúng ta luôn cảm thấy mệt mỏi vì không được cung cấp đủ năng lượng để hoạt động theo nhu cầu. Như vậy, toàn bộ các chức năng bình thường trong cơ thể đều sẽ bị ảnh hưởng khi bạn lờ tịt đi nhu cầu được ăn của chúng.

 

• Những biến chứng của bệnh tiểu đường

Nếu đang bị tiểu đường, việc bỏ bữa sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe. Thiếu hụt glocuse sẽ làm bạn mệt mỏi nhiều hơn và trong những trường hợp nghiêm trọng, lượng glucose được dự trữ dành riêng cho não sẽ bị suy giảm.

• Tăng cân

Sự rối loạn trong trật tự ăn uống khi bạn bỏ bữa là nguyên nhân khiến cơ thể bị xáo trộn. Hậu quả là quá trình chuyển hóa chất béo bình thường sẽ bị ngưng trệ, khiến chất béo có xu hướng tích tụ nhiều hơn, dẫn tới việc bạn bị tăng cân hay béo phì.

 

• Ảnh hưởng về tinh thần

Không có gì ngạc nhiên khi bạn trở nên dễ cáu giận hơn khi đói bụng. Sự thay đổi về tinh thần theo hướng tiêu cực là một trong những rắc rối phổ biến nhất mà bạn phải đối mặt khi bỏ bữa. Nguyên nhân chính lý giải cho vấn đề này đó là sự dao động thất thường của các loại hóc-môn.

• Khiến não kiệt sức

Lượng đường glucose sẽ bị giảm sút trong khoảng từ bốn đến 6 tiếng sau bữa ăn. Khi bạn bỏ lỡ bữa ăn, não sẽ hoạt động chậm lại do thiếu hụt nguồn năng lượng.

 

• Ăn quá mức

Sau khi bỏ lỡ một bữa ăn, bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn mức cần thiết trong bữa ăn kế tiếp. Do đó, bỏ bữa không phải là một giải pháp cho những ai đang muốn ăn kiêng mà ngược lại, nó còn gây ra nhiều tác động tiêu cực hơn cho sức khỏe so với việc ăn đầy đủ và đều đặn 3 bữa chính mỗi ngày.

HỒNG XUÂN

(Theo Boldsky.com)

www.phunuonline.com.vn

tác hại, bỏ bữa, ăn quá no, nhịn ăn


      © 2021 FAP
        426,293       47