Ăn ngon

Lễ cúng Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì cho chuẩn?

Lễ vật cúng Rằm tháng Giêng gồm các lễ vật sau: Đưới đây là các lễ cúng Phật với các món chay, Lễ cúng Gia tiên với các món mặn cùng một số vật phẩm cúng rằm tháng Giêng.

Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu) là ngày 15/1 Âm lịch, được coi là ngày rằm lớn nhất trong năm đối với người Việt.

Người ta có câu, "cúng quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng", do vậy, vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị rất cẩn thận, từ mâm cỗ cúng đến ngày giờ cúng phải chuẩn chỉ, đích xác.

Trong lễ cúng Rằm tháng Giêng , mâm cúng là quan trọng nhất, cần phải chuẩn bị cẩn thận và đầy đủ đúng theo phong tục.

Tuy vậy, theo các chuyên gia văn hóa, mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng không cần phải quá cầu kỳ và tùy theo điều kiện từng gia đình để thực hiện.

Điều quan trọng trong lễ cúng Rằm tháng Giêng là mọi người đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn đối với ông bà, tổ tiên và cầu mong một năm an lành, may mắn.

Thông thường, vào ngày này mọi người thường sắm hai lễ, một là lễ cúng gia tiên và hai là lễ cúng Phật. Trong đó, lễ cúng Phật thường là mâm lễ chay thanh tịnh, cùng hương hoa đèn nến.

Cúng Gia tiên có thể làm các món ăn mặn với các món ăn truyền thống của người Việt.

Lễ cúng Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì cho chuẩn? - Ảnh 1.

Mâm cỗ rằm tháng Giêng truyền thống của người Việt.

Lễ cúng Phật

Các món ăn dành để cúng Phật đều phải là đồ chay, thanh đạm, sạch sẽ. Không cần chuẩn bị số lượng lớn, mỗi món ăn chỉ cần bày trong đĩa, bát nhỏ hoặc vừa, số lượng từ 10, 12 đến 25 món, bao gồm các món sau:

- Hoa quả, chè xôi

- Món xào chay không thêm nhiều hương liệu

- Các món đậu

- Một bát canh măng nấm hoặc canh củ quả chay.

- Bánh trôi nước

Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim.

Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Lễ cúng Gia tiên

Mâm cỗ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món.

- 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.

- 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.

Cần lưu ý trong mâm cỗ cúng còn có thêm cơm tẻ là lương thực ăn hàng ngày. Mâm cỗ có cả nếp lẫn tẻ, có âm có dương đẩy đủ để sinh sôi nảy nở.

Bên cạnh đó mâm cơm cúng ngày Rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các loại vị. Vị mặn từ nước chấm, vị cay từ ớt, vị chua của đĩa dưa hành muối, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên một mâm cỗ đủ đầy phong vị để cầu mong an lành trong năm mới.

Tuy vậy, nhiều người cũng quan niệm rằng, mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không thất thiết phải đầy đủ các món đúng theo phong tục tập quán.

Người làm cỗ có thể cho thêm các món có tính mát, dễ ăn, sau khoảng thời gian bổ sung quá nhiều bánh chưng, giò chả, đồ xào mỡ dịp Tết Nguyên đán, ví dụ như món cá hấp, cá nấu riêu kèm thêm rau sống, một số món cuốn như cuốn thang, cuốn bỗng, hành cuốn củ quả… hoặc món thịt lợn luộc cuốn kèm thêm khế, rau thơm, lạc rang, chuối xanh...

Các vật phẩm cúng

Ngoài 2 mâm cỗ cúng Phật và cúng Gia tiên, trong ngày Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị thêm các vật phẩm cúng, bao gồm:

- Hương hoa vàng mã

- Đèn nến

- Trầu cau

- Rượu trắng

Các món cúng đều có ý nghĩa mong muốn mọi thứ được tốt đẹp, trọn vẹn, công việc sẽ suôn sẻ trong năm mới.

aFamily

mâm cỗ, cúng rằm, Rằm Tháng Giêng


      © 2021 FAP
        2,203,873       670