Xã hội

Trí tuệ nhân tạo thúc đẩy sáng tạo trong giáo dục tại châu Á

Hội nghị thượng đỉnh châu Á về Giáo dục và kỹ năng (ASES) lần thứ 6 vừa được tổ chức tại Bangalore (Ấn Độ) từ ngày 22 đến 24-9. Tại hội nghị này đã công bố nghiên cứu Trang bị cho tương lai: Đánh giá sự tăng trưởng lĩnh vực giáo dục của châu Á - Thái Bình Dương (APAC) với Trí tuệ nhân tạo (AI).

Theo đó, AI sẽ giúp các tổ chức giáo dục thực hiện đổi mới sáng tạo nhanh hơn gấp hai lần.

Nguồn: MICROSOFT
Nguồn: MICROSOFT

Nghiên cứu Trang bị cho tương lai: Đánh giá sự tăng trưởng lĩnh vực giáo dục của châu Á - Thái Bình Dương (APAC) với Trí tuệ nhân tạo (AI) do Microsoft châu Á và Công ty IDC châu Á - Thái Bình Dương phối hợp thực hiện. Theo nghiên cứu này, 3 lý do hàng đầu khiến các nhà lãnh đạo giáo dục ứng dụng AI vào công tác giáo dục là: (1) cải thiện tương tác với học sinh, sinh viên, (2) nâng cao nguồn kinh phí thu được, và (3) thúc đẩy nhiều sáng kiến đổi mới hơn.

Theo số liệu thống kê từ các cơ sở giáo dục có áp dụng AI, các tiêu chí trong lĩnh vực giáo dục được cải thiện rõ rệt như sau (mức tăng so với trước đó):

- Nâng cao biên lợi nhuận/nguồn kinh phí: 11%.

- Thúc đẩy đổi mới: 19%.

- Tăng tính cạnh tranh: 18%.

- Cải thiện hiệu quả: 23%.

- Cải thiện tương tác với học sinh, sinh viên: 28%.

Dự kiến với việc ứng dụng AI, trong 3 năm tới các tiêu chí trên đạt mức tăng trưởng lần lượt là: 41%, 48%, 42%, 52% và 50%.

Khi so sánh với các ngành khác tại APAC về mức độ sẵn sàng ứng dụng AI, ngành Giáo dục hiện đang tụt hậu về các khía cạnh dữ liệu, chiến lược - đầu tư cũng như văn hóa. Vì thế, nghiên cứu này đề xuất:

- Dữ liệu: Các tổ chức giáo dục cần phải cải thiện tính sẵn sàng, chất lượng và hoạt động quản trị dữ liệu hiện tại.

- Chiến lược và đầu tư: Các tổ chức giáo dục cần đánh giá phân bổ đầu tư để hỗ trợ chiến lược AI của mình.

- Văn hóa: Các cơ sở giáo dục còn thiếu những đặc điểm cần thiết cho việc ứng dụng AI. Hơn một nửa số nhân viên và gần một nửa số nhà quản lý ngành Giáo dục tham gia khảo sát tin rằng các đặc điểm và hành vi văn hóa cần thiết cho việc ứng dụng AI hiện không phổ biến trong tổ chức của họ.

Theo các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nguồn lao động hiện tại vẫn còn thiếu những kỹ năng cần thiết cho một tương lai AI. Ba kỹ năng được cho là sẽ thiếu hụt trong vòng 3 năm tới là:

- Các kỹ năng CNTT và lập trình (IT skills and programming).

- Các kỹ năng số (Digital skills).

- Các kỹ năng định lượng, phân tích và thống kê (Quantitative, analytical and statistical skills).            

Thái Thư

Đồng Nai

      © 2021 FAP
        66,088,935       171