Phong cách

Chàng trai Việt giả ăn xin ở Nepal và cái kết tình người bất ngờ

Giống như bài thử nghiệm tâm lý, anh Quỳnh đã tiếp cận người dân Nepal khi giả làm ăn mày và nhận được nhiều thiện cảm từ cộng đồng.

Mới đây, anh Nguyễn Ngọc Quỳnh, một du khách Việt Nam khi đến Nepal đã thực hiện thử nghiệm xã hội bằng cách đóng giả ăn xin ở thủ đô Kathmandu. Kết quả anh Quỳnh thu được thật bất ngờ, câu chuyện được anh chia sẻ lên Facebook khiến người đọc suy ngẫm.

Theo chia sẻ, anh Quỳnh để dưới chân mình chiếc mũ và một mảnh giấy với nội dung: "Tôi đang hạnh phúc, hãy lấy (tiền) nếu bạn buồn, hãy cho nếu bạn vui". Sau đó Ngọc Quỳnh tự bỏ vào mũ 15 tờ 5 rupee (khoảng 15.000 đồng) để ai đó lấy nếu họ buồn.

chang-trai-viet-gia-an-xin-o-nepal-va-cai-ket-bat-ngo

"Sau mấy hôm lang thang bê bết trên dãy Himalayas nhòm Everest, quay lại Kathmandu, tôi thực hiện ý tưởng bộc phát mấy hôm trước. Nepal rất nhiều ăn xin. Trông họ rất khổ sở, buồn rầu, tạo cảm giác đáng thương để người khác bố thí. Tôi test tâm lý dân Nepal. Test về suy nghĩ 'Cho và nhận, vui và buồn'. Tôi ghi tờ giấy 'I'm happy. Take if you sad. Give if you happy'. Tôi bỏ vào mũ 15 tờ 5 rubi (15.000 đồng) làm mồi rồi ngồi cùng những người ăn xin khác", anh Quỳnh viết trên trang cá nhân.

Điều bất ngờ ở đây là không một ai lấy tiền của anh. Và thậm chí nhiều người còn thả tiền vào bên trong chiếc mũ. Sau nửa tiếng, anh Quỳnh kiếm được số tiền hơn 3.000 rupee (hơn 600.000 đồng), nhiều hơn hẳn với những người ăn xin khác.

Kết thúc thử nghiệm, Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết anh đã chia số tiền cho những người ăn xin xung quanh, chỉ giữ một phần để mua quà ghi lại kỷ niệm đặc biệt này.

chang-trai-viet-gia-an-xin-o-nepal-va-cai-ket-bat-ngo-6

Màn đóng giả ăn xin được chú ý.

chang-trai-viet-gia-an-xin-o-nepal-va-cai-ket-bat-ngo-2

Không ai lấy tiền từ mũ của anh Quỳnh, họ chỉ cho thêm.

chang-trai-viet-gia-an-xin-o-nepal-va-cai-ket-bat-ngo-4
chang-trai-viet-gia-an-xin-o-nepal-va-cai-ket-bat-ngo-5
chang-trai-viet-gia-an-xin-o-nepal-va-cai-ket-bat-ngo-3

Sau thành quả nửa tiếng giả nghèo khổ, anh chia một phần tiền cho những người ăn xin xung quanh.

Chia sẻ trên một trang tin, anh Quỳnh cho biết mục đích chính của việc làm này là muốn thử xem liệu có ai cho hoặc nhận tiền của mình không, liệu việc đó có làm nên một vòng tròn cho và nhận hay không. Và kết quả cho anh thấy rằng: Không phải cứ nghèo thì con người sẽ có xu hướng thích nhận hơn là cho, có những giá trị khác vượt trên sức nặng của đồng tiền, đó chính là nền tảng của hạnh phúc.

Lam Dương
Ảnh: Facebook

NgoiSao.net

giả làm ăn xin, chàng trai Việt, Nepal, thử nghiệm tâm lý - Chàng trai Việt giả ăn xin ở Nepal và cái kết tình người bất ngờ


      © 2021 FAP
        6,540,520       35