Pháp luật

'Nữ quái' rạch túi trong Bệnh viện Bạch Mai

Trong vai người nhà bệnh nhân, Ngần tiếp cận một phụ nữ đeo túi, dùng dao lam rạch và nhón tay lấy tiền.

Ngày 15/11, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) khởi tố bị can, tạm giam Vũ Thị Ngần để điều tra hành vi trộm cắp tài sản trong bệnh viện bằng thủ đoạn dùng dao lam rạch túi người nhà bệnh nhân.

nu-quai-rach-tui-trong-benh-vien-bach-mai

Ngần bị đưa đi lấy lời khai tại cơ quan công an quận Đống Đa. Ảnh: An ninh thủ đô

Theo cơ quan điều tra, chiều 2/11 Ngần quanh quẩn ở quầy tạp hóa trong bệnh viện và khi thấy một phụ nữ luống tuổi đeo túi xách có gồ lên hình giống cọc tiền, cô ta tìm cách tiếp cận. 

Ngần dùng lưỡi dam lam rạch một đường bên cạnh túi, khi móc ra thì tiền rơi tung tóe. Một nhân viên bảo vệ của Bệnh viện Bạch Mai đang trực gần đó phát hiện đã giữ Ngần lại, đưa về phòng bảo vệ. "Thợ hai ngón" này sau đó bị giao về cơ quan công an, được xác định có 6 tiền án, 3 tiền sự.

Theo tài liệu của Cục Hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát, Bộ Công an, năm 1991, Ngần bị UBND xã Tây Tiến (Tiền Hải, Thái Bình) bắt và xử lý hành chính về hành vi trộm cắp tài sản. Hai tháng sau, Ngần tiếp tục bị UBND xã Đông Cơ xử lý về hành vi này.

Ngày 17/4/1997, Ngần bị phạt 6 tháng tù treo khi ăn trộm ở huyện Giao Thủy, Nam Định. Hai năm sau, “nữ quái” này tiếp tục gây án, lĩnh thêm 12 tháng tù. Ngày 11/3/2001, Ngần bị Công an thị xã Thái Bình, tỉnh Thái Bình bắt về hành vi trộm cắp tài sản, nhận án phạt 15 tháng tù... Trong các ngày 6-8/2007 và 20/5/2012, Ngần tham gia vào hai vụ trộm cắp tài sản ở Móng Cái (Quảng Ninh), bị phạt tổng cộng 84 tháng tù.

Nhà chức trách cho biết, số tiền Ngần lấy trộm từ người nhà bệnh nhân tại bệnh viện Bạch Mai chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, cô ta ra tù ngày 20/7/2015 và chưa được xóa án tích nên lần này có căn cứ để xử lý hình sự.

Theo An ninh Thủ đô

>> Dàn cảnh móc điện thoại trước cổng bệnh viện Bạch Mai

VNExpress

nữ quái, trộm cắp, vũ thị ngần, đống đa, tiền hải, thái bình, pháp luật


      © 2021 FAP
        2,915,072       157