Kinh tế

Rộng cửa bán hàng cho doanh nghiệp FDI

Hiện tại có nhiều doanh nghiệp (DN) Nhật Bản, Đài Loan tại Đồng Nai đang phải nhập khẩu 60-90% nguyên phụ liệu để sản xuất. Vì thế, các DN này rất mong tìm được đối tác trong nước cung ứng nguyên liệu...

̉ giảm nhập khẩu, tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm.

Các doanh nghiệp Đồng Nai giới thiệu sản phẩm cho khách hàng Nhật Bản.
Các doanh nghiệp Đồng Nai giới thiệu sản phẩm cho khách hàng Nhật Bản.

Theo Sở Kế hoạch - đầu tư, trên địa bàn tỉnh có gần 300 DN Đài Loan và 230 DN Nhật Bản đang hoạt động trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Hàng hóa của các DN trên sản xuất ra chủ yếu là xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

* Doanh nghiệp muốn mua hàng Việt

Theo ông Kellchi Kadowaki, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại TP.Hồ Chí Minh, hiệp hội có 923 doanh nghiệp Nhật Bản tham gia, hầu hết đều có xu hướng liên kết với DN trong nước để trở thành đối tác cung cấp sản phẩm cho nhau. Các DN Nhật Bản đầu tư vào Đồng Nai cũng như Việt Nam rất chú ý tìm nguồn nguyên liệu trong nước để tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm. Ngoài ra, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm cao sẽ dễ dàng được hưởng các ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu vào những nước Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do.

DN Nhật Bản đầu tư vào Đồng Nai cũng như những tỉnh lân cận đều có chung một mong muốn là kết nối được với các DN Đồng Nai để mua bán sản phẩm của nhau.

Đồng Nai là cái nôi của sản xuất công nghiệp hỗ trợ nên nhiều sản phẩm đầu ra của DN này là đầu vào của DN khác. Tuy nhiên, do các DN chưa liên kết được với nhau nhiều nên việc bán sản phẩm cho nhau còn hạn chế.

Ông Ando Hideto, đại diện Công ty TNHH Wako Việt Nam (ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, huyện Nhơn Trạch), cho hay: “Công ty có 100% vốn đầu tư Nhật Bản, chuyên sản xuất những thiết bị bằng kim loại, gia công cơ khí, nguyên liệu để sản xuất chủ yếu phải nhập khẩu. Công ty rất mong tìm được DN Đồng Nai có thể cung ứng được các thùng, hộp giấy để đựng sản phẩm bớt phải nhập khẩu”.

Ngoài tìm khách hàng để mua nguyên liệu, các DN Nhật Bản còn muốn tìm đối tác để bán hàng nhằm tăng thị phần mở trong thị trường nội địa.

“Sowell sản xuất đèn led, hơn 90% hàng hóa sản xuất ra được xuất khẩu. Hiện Sowell rất muốn tìm DN trong nước có thể cung ứng các khuôn mẫu để tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm, dễ dàng chủ động trong sản xuất. Đồng thời, Sowell cũng mong muốn tìm thêm khách hàng nội địa để bán sản phẩm tăng” - ông Yoo Hyunjai, Giám đốc kinh doanh của Công ty TNHH Sowell Việt Nam (ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, huyện Nhơn Trạch), chia sẻ.

Tương tự, ông Kanno Kazuyuki, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Noa Việt Nam (100% vốn đầu tư Nhật Bản) đến từ tỉnh Bình Dương, công ty rất muốn liên kết với DN trong nước mua nguyên liệu sản xuất dây điện, ổ cắm điện, linh kiện đèn ngủ và bán sản phẩm cho những DN cần. Những DN ngành hàng trên đảm bảo chất lượng, giá cạnh tranh có thể liên hệ với công ty để cùng hợp tác.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Phó giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại Phú Vĩnh Phúc (TP.Biên Hòa), nói: “Công ty chuyên sản xuất các loại bao bì và 60% cung cấp cho DN Nhật Bản và xuất khẩu. Công ty đang muốn tìm thêm khách hàng Nhật Bản tại Đồng Nai và những tỉnh lân cận để mở rộng sản xuất”.

* Cung - cầu cần gặp nhau

Những năm gần đây, DN Đài Loan đầu tư vào tỉnh đã mở rộng việc tìm kiếm khách hàng trong nước để mua nguyên liệu sản xuất và bán sản phẩm. Sự hợp tác này giúp cho DN trong nước và DN nước ngoài đều có lợi. Bởi hàng hóa của DN trong nước ngày càng được nâng cao chất lượng, mẫu mã đa dạng và giá rất cạnh tranh.

Ông Lê Bạch Long, Giám đốc Công ty TNHH Nam Long (huyện Long Thành), chia sẻ: “Sản phẩm găng tay cao su của Nam Long xuất khẩu sang được nhiều thị trường, trong đó có Đài Loan. Nam Long đang tìm thêm khách hàng nước ngoài để tăng nguồn cung, nâng công suất giảm giá thành. Ngoài mong muốn tìm thêm khách hàng bán sản phẩm, công ty cần tìm DN nước ngoài chuyên sản xuất về hóa chất, máy móc cung ứng sản phẩm cho mình”.

Đại diện của Công ty TNHH Home Voyage Việt Nam (ở Khu công nghiệp Tam Phước, TP.Biên Hòa) cho hay: “Với lĩnh vực chính là sản xuất gỗ, công ty luôn ưu tiên tìm nguyên phụ liệu trong nước để bớt nhập khẩu. Hiện nhiều DN nước ngoài vào Việt Nam đầu tư lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nên các DN ngày càng dễ tìm được nguyên liệu trong nước và tăng tỷ lệ bán hàng nội địa”.

Ông Giản Chí Minh, Hội trưởng Hiệp hội thương mại Đài Loan tại Đồng Nai, khẳng định: “Khoảng cách giữa DN Đài Loan trên địa bàn tỉnh với các DN trong nước khoảng 2-3 năm nay đã xích lại gần nhau, cùng liên kết để phát triển bền vững. Do đó, các DN Đài Loan tìm được nguồn nguyên liệu trong nước nhiều hơn, giảm được nhập khẩu, tăng xuất khẩu tạo ra giá trị thặng dư cao”.

Cũng theo ông Giản Chí Minh, gần đây hiệp hội đã phát huy vai trò của mình bằng cách làm cầu nối để các DN trong nước, DN Đài Loan gặp gỡ giao thương, ký kết mua bán sản phẩm của nhau.

Hương Giang

Đồng Nai

      © 2021 FAP
        340,757       33