Văn hóa

Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật: Kiên trì con đường cách tân thơ

Hoàng Vũ Thuật là một trong những gương mặt quen thuộc của nền thi ca Việt Nam mấy chục năm qua. Bước ra từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, từng là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Bình, ông đã đạt một số thành tựu về thơ truyền thống trước khi chuyển mình kiên trì con đường cách tân thơ, mà mới nhất là tập thơ Một mai gió chở tôi về do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành và vừa ra mắt tại TP.Hồ Chí Minh cuối năm 2019.

Hoàng Vũ Thuật là một trong những gương mặt quen thuộc của nền thi ca Việt Nam mấy chục năm qua. Bước ra từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, từng là Chủ tịch Hội Văn hc ngh thut Quảng Bình, ông đã đạt một số thành tựu về thơ truyền thống trước khi chuyển mình kiên trì con đường cách tân thơ, mà mới nhất là tập thơ Một mai gió chở tôi về do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành và vừa ra mắt tại TP.Hồ Chí Minh cuối năm 2019.

Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật. Ảnh: N.P.Huỳnh
Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật. Ảnh: N.P.Huỳnh

Nhà thơ Hoàng Vũ Thuật sinh năm 1945 ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Dù đã ở tuổi thất thập nhưng ông vẫn không ngừng đi và sáng tác, liên tục cho ra đời những tác phẩm mới có giá trị, với những chiêm nghiệm sâu sắc của một đời thăng trầm như trong bài thơ Tự vấn: “ta đi để mà về/ ta về đểđi/chẳng quý nhân nào chờ ta trước mặt/ cuộc sống cứ xoay vòng xuẩn ngốc/ thiên đường có trong ta/ địa ngc nơi ta.

Đến nay, ngoài tp phê bình Văn chương tìm gặp thì Hoàng Vũ Thuật đã in riêng 13 tập thơ, tạo dựng một con đường sáng tạo phong phú về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt, kể từ khi tập thơ Thế giới bàn tay trái xuất bản năm 1989, hành trình thơ của ông đã rẽ sang con đường mới với nhiều tìm tòi cách tân. Và những tập thơ về sau: Đám mây lơ lng, Tháp nghiêng, Ngôi nhà c, Màu, Mùi, Cây xanh ngoài liMột mai gió chở tôi về là nhng kết qu t ngã r đổi mi dũng cm, lng l, quyết lit nhưng cũng đầy gian nan, trc tr.

Ở vùng gió Lào cát trắng khắc nghiệt Quảng Bình giàu truyền thống thi ca và nghệ thuật, thơ Hoàng Vũ Thuật như áng mây xanh lơ lửng tỏa bóng, biến hình kỳ thú, có sức vẫy gọi, gợi cảm hứng cho người yêu thơ cùng sáng tạo, mang lại cái đẹp, cái thiện cho đời sống.

Tập thơ Một mai gió chở tôi về. Ảnh: N.P.Huỳnh
Tập thơ Một mai gió chở tôi về. Ảnh: N.P.Huỳnh

Trong lời nói đầu tập thơ mới, TS.Mai Bá n cũng có cái nhìn khái quát: Mt mai gió ch tôi v ca Hoàng Vũ Thut đa dng v ni dung, mi ni dung li đa nghĩa, đa tng, luôn gi mi người đọc. Đó chính là sc gi ca lý thuyết liên văn bn (intertextuality) mà mi bài thơ t m ra. T dòng sa ca ca dao - dân ca: “dòng sữa ngọt vành môi sinh nở/ cánh cò vẽ khung trời bình yên/ từ tay chị bước ra” (Dòng phấn trắng) đến truyền thống cha ông “Đầu Mâu vi bút, Hạc Hải vi nghiên”, sang hoang đường cổ tích: “tôi đã gặp chú gấu thò ra trong cổ tích/ chùm chìa khóa rơi vào chốn hoang đường” (Cơn ghen của bầu trời)… rồi mênh mông buồn tràn qua tiền chiến với Lưu Trọng Lư ngơ ngác nai vàng và nhạc hậu chiến một thời bế tắc của Trịnh Công Sơn: “rừng xưa đã khép lá xưa đã úa/ tiếng nai hay/ tiếng người/ lửa muốn bén vào thu (Nai vàng)

Tại buổi giới thiệu thơ Hoàng Vũ Thuật, một đồng hương Quảng Bình đang sống ở TP.Hồ Chí Minh là nhà thơ Lê Xuân Đố cho rằng: “Cánh đồng thơ Hoàng Vũ Thuật được mùa, bội thu. Thơ anh đổi mới liên tục. Tôi được anh tặng thơ khá đều mỗi lần ra thơ. Khi anh cho ra tập thơ Mùi, tôi nghĩ đây chắc là đỉnh thơ anh. Các nhà phê bình vẫn một giọng điệu nói rằng thơ Hoàng Vũ Thuật khó đọc, cách tân. Tôi thì không thế, hiểu hay không hiểu do bởi người đọc. Tập thơ Mùi hiện đại và đẹp, tôn vinh ngôn ngữ Việt.

Cách đây 2 năm, Hoàng Vũ Thuật xuất bản tiếp tập thơ Cây xanh ngoài lời. Tập thơ này thêm nhiều ẩn dụ cho câu thơ tươi mới ra, nhưng tôi thú thật: “Chữ ở ngoài lời” nên tập thơ tươi tốt mà thiếu… thiếu cái gì nhỉ? Và bây giờ Một mai gió chở tôi về đã tr li câu hi y. Theo nhà thơ Lê Xuân Đố, tp thơ mi ca Hoàng Vũ Thut là mt k công điu tiết, khám phá bn thân, cuộc đời, thế giới, với những câu thơ phát triển đột biến, bất ngờ, tối và sáng, buồn và đẹp, tĩnh và động từ tâm thức như: “Chiếc thang máy mệt nhọc xuống lên/ Nụ hôn ban mai nóng hổi/Thảng thốt vòng tay”Niềm tin mưa sẽ mọc rễ thịt da làm thay đổi đời anh.

Ở góc độ nhà nghiên cứu chuyên sâu, TS.Hà Thanh Vân phát hiện: “Trong tập thơ Một mai gió chở tôi về có th thy đim nhìn ca nhà thơ, hay đim nhìn ca nhân vt tr tình trong thơ rt đa dng, phong phú. Ngoài đim nhìn quen thuc là tôi (68 bài thơ thì có 22 bài có đại t nhân xưng là tôi), còn có rt nhiu đại t nhân xưng khác như: anh, em, tao, mày, nàng, ch, chúng ta, người ta, ta, h, con, cha, ôngĐim nhìn này cho thy s m rng biên độ trong cách cm, cách nghĩ, cũng như là nhng góc nhìn m rng t nhiu chiu kích.

Nhiều nhà thơ chỉ quanh quẩn với những đại từ nhân xưng như tôi, anh, em nên thơ thiếu sức gợi, sức khái quát cũng như sự hóa thân, nhập vai vào các nhân vật trữ tình. Ở điểm này thì nhà thơ Hoàng Vũ Thuật lại thể hiện sự sáng tạo riêng có khi hóa thân vào nhiều ngôi thứ. Với điểm nhìn mở rộng, nhà thơ khắc họa những chân dung, tâm tư, tình cảm của những con người luôn trăn trở, tự vấn, băn khoăn với đời, những con người sinh ra và hiện hữu trên cuộc sống này như là thân phận, định mệnh vốn có: “Người ta không nỡ nói hết những gì cuộc đời đã dành cho ông/ định mệnh con giun con dế/ tuổi thơ phải vác trên vai cây thánh giá/ trong danh sách đồng loài/ ông không có tên (Hồi sinh)”.

Nguyễn Phan Huỳnh

Đồng Nai

      © 2021 FAP
        419,413       7