Công nghệ - Sản phẩm

Thư viện số 'thương hiệu' sinh viên, cung cấp 80% tài liệu miễn phí cho học sinh

Thư viện số cung cấp các tài liệu học tập, thông tin học bổng, tuyển sinh ĐH,…cho giáo viên, học sinh ở khu vực nông thôn, nơi thiếu điều kiện tiếp cận thông tin, tài liệu học tập.

"Thư viện số dành cho học sinh và giáo viên" tại địa chỉ https://tez.luyenthithukhoa.vn do nhóm sinh viên thực hiện gồm: Trần Anh Hào (ĐH Y dược TP.HCM), Văng Thị Ngọc Thúy (ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM), Mai Xuân Việt (ĐH FPT).

Theo Trần Anh Hào, trưởng nhóm cho biết, giải pháp này đặc biệt hữu ích giành cho giáo viên, học sinh ở các khu vực nông thôn nơi không có quá nhiều điều kiện tiếp cận các nguồn tài liệu phong phú. Hiện nay, dự án này đã xây dựng được khoảng 500.000 tài liệu phong phú phục vụ cho cả đối tượng giáo viên và học sinh.

Trần Anh Hào, trưởng nhóm và Văng Thị Ngọc Thúy chia sẻ về dự án tại cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp (CiC) năm 2019 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức mới đây.

Tài liệu học tập mà nhóm thiết kế phục vụ cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12, học sinh luyện thi ĐH, các dạng bộ đề luyện thi học sinh giỏi, tài liệu giành cho các bạn sinh viên ĐH với nhiều lĩnh vực, tài liệu luận văn,…

Ngoài ra, thư viện số này còn thông tin các chương trình tuyển sinh của các trường ĐH, thông tin về học bổng, điểm chuẩn trúng tuyển ĐH, các sách dạy kỹ năng sống, sách ngoại ngữ, kho truyện,…Mục tiêu hướng tới của nhóm là phát triển một nền tảng dữ liệu phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu tài liệu của cộng đồng.

“Hiện tại, kho tài liệu trên thư viện có khoảng 80% là miễn phí. Nhóm chỉ sử dụng một số dạng tài liệu chuyên đề cho phép người dùng sử dụng và có thu phí. Mức thu phí cũng không quá lớn, vào khoảng 500 nghìn đồng cho một năm sử dụng”- Hào chia sẻ.

Với lượng tài liệu miễn phí chiếm số lượng lớn, tuy nhiên, để duy trì hoạt động và phát triển mô hình kinh doanh, nhóm đã các thành viên đã tiến hành khảo sát đo lường quy mô thị trường. Hiện nay cả nước có khoảng 8 triệu học sinh, sinh viên. Trong đó, đối tượng sinh viên luôn dành trung bình khoảng 2 USD/ tháng cho tài liệu nghiên cứu, phục vụ cho việc học tập. Nhóm đặt mục tiêu, phục vụ khoảng 5% trong số 8 triệu khách hàng cho thị trường này.

Các dịch vụ có trong website do nhóm xây dựng

“Với mức chi tiêu khoảng 2 USD/ tháng cho một sinh viên. Nhóm hoàn toàn tự tin với mức chi phí để sử dụng nhiều tài nguyên hơn trên website, các bạn sẽ bỏ ra khoảng 500 nghìn đồng cho một năm sử dụng. Đây là cơ sở để nhóm có thể phát triển website với nhiều dịch vụ hơn”- Hào chia sẻ.

Mai Xuân Việt, thành viên nhóm cho biết, toàn bộ kho tài liệu có khoảng 70% là quá trình nghiên cứu, tìm hiểu từ nhiều nguồn và tự biên soạn của các thành viên nhóm, khoảng 30% còn lại là nhóm sưu tập từ các nguồn tài liệu trên internet.

“Việc phát triển dự án này, nhóm hy vọng đây là nền tảng trực tuyến như một “Bách khoa toàn thư” trong giáo dục để giúp mọi người có thể học tập dễ dàng và hiệu quả hơn trong tương lai gần”- Việt nói.

Ngoài ra, các thành viên nhóm cũng cho biết, sẽ phát triển thư viện số trở thành một diễn đàn trao đổi học tập, học tập trực tuyến để tăng tính tương tác và phát triển một hệ sinh thái học tập với nhiều tiện ích tối đa cho người sử dụng.

Mục tiêu của nhóm trong năm 2019 là có khoảng 100.000 người dùng và khoảng 10.000 người sử dụng dưới hình thức thu phí. Nhóm sẽ tham gia các hoạt động gọi vốn để phát triển hoạt động marketing và phát triển các tiện ích tiếp theo của sản phẩm.

Dự án “Thư viện số giành cho giáo viên và học sinh” đã xuất sắc lọt vào top 10 cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp (CiC) do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức mới đây.

Ông Phạm Nam Phong, Thành viên Ban giám khảo CiC đánh giá cao dự án vì các thành viên nhóm đã dày công, tổng hợp biên soạn tài liệu, sách,…phục vụ cho việc dạy và học với đầy ắp những tri thức quý giá. Tuy nhiên, việc biên soạn, xử lý các tài liệu, các thành viên nhóm cần lưu ý đến vấn đề bản quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức cá nhân. Vì nếu không thực hiện một cách cẩn trọng, có thể sẽ dẫn đến những tranh chấp không đáng có.

Theo Khampha

PCWorld

nghiên cứu khoa học, truyền thông khoa học công nghệ


      © 2021 FAP
        533,908       37