Công nghệ - Sản phẩm

Kết nối doanh nghiệp với sinh viên tại Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

Đây là chương trình thường niên do Hội Tin học TP.HCM tổ chức dưới sự chỉ đạo của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, phối hợp cùng với SIHUB và 10 trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn thành phố.

Đại học Công nghiệp TP.HCM - điểm trường thứ 2 trong chuỗi 10 trường thuộc chương trình hoạt động cộng đồng 2019 với chủ đề “Đô thị sáng tạo - Thách thức và triển vọng cho sinh viên” với sự tham gia của các sinh viên đến từ các khoa CNTT, Thương mại, Quản trị, Kế toán và Du lịch.

Chương trình bao gồm các bài chia sẻ, giao lưu, hỏi đáp được diễn giả đến từ các doanh nghiệp ngành CNTT. Qua đó cung cấp, bổ sung kiến thức về các xu hướng công nghệ, kỹ năng mềm, kinh nghiệm và thị trường cho sinh viên trong năm học mới.

Các diễn giả đến từ: Hội Tin học TP.HCM, Công ty P.A.T Consulting, Công ty Giải pháp Công nghệ CMC Sài Gòn; Fpt Software.

Theo ông Phí Anh Tuấn: “ Với cách mạng công nghiệp 4.0 đây chính là cơ hội rất lớn bởi mọi công dân ở mọi quốc gia đều bình đẳng trước làn sóng công nghệ mới này. Nhưng nó cũng là thách thức lớn nhất với tốc độ thay đổi quá nhanh của công nghệ bắt buộc mỗi cá nhân trong phạm vi toàn cầu phải tìm cách thích ứng. Để thành công cần có các yếu tố đam mê, nhiệt huyết, cần cù và đặt đạo đức nghề nghiệp như một chuẩn mực”.

"Bạn cần phải rất am hiểu về lĩnh vực tài chính, hoặc viễn thông... thì mới có thể tạo ra các sản phẩm phần mềm phục vụ tốt cho chúng, thậm chí, phải hiểu cả phương thức kinh doanh để tạo ra các giá trị thế hệ kế tiếp thay vì luôn luôn phải tiếp nhận các yêu cầu sửa đổi nâng cấp từ phía khách hàng, điều này giúp nâng cao giá trị lao động chất xám Việt Nam”, Ông Phí Anh Tuấn chia sẻ.

Theo bà Trần Thị Thu Trang:” Tư duy sáng tạo chính là nghĩ khác đi, làm mới hơn và tư duy sáng tạo được chia thành 5 cấp độ từ thấp đến cao bắt đầu từ tuân theo đến kiểm tra,sửa đổi, sáng tạo và cao nhất là đột phá kỹ thuật. Và thế hệ sẽ tác động không nhỏ đến mọi mặt của nền kinh tế trong nước là thế hệ igen/genz (1995-2012). Được gọi là igen bởi vì toàn bộ cuộc sống của họ từ khi sinh ra đã liên quan đến internet, và những người tạo xu hướng mới, tạo ảnh hưởng trong mảng tiêu dùng, yêu thích di động, thích các nội dung tương tác, khả năng tự học cao, sáng tạo nhiều content tốt đó chính là các yếu tố tạo nên thành công của thế hệ genz”.

“Để có được chìa khóa thành công các bạn sinh viên cần có nhu cầu khám phá và đặt vấn đề, có sự tự tin vào bản thân, có ý chí và sự nỗ lực, biết hoài nghi, không thỏa mãn với hiện tại, biết loại bỏ những suy nghĩ “thói quen”, biết vận dụng những kỹ thuật tư duy sáng tạo ( Brain-storming, biểu đồ xương cá, bản đồ tư duy, 6 chiếc mũ tư duy). Ngoài các yếu tố trên việc tích lũy STAR với Situations/ Tasks (Tình huống/ Nhiệm vụ), Actions (Hành động), Results (Kết quả) sẽ giúp các sinh viên các thêm kinh nghiệm và các bạn sẽ có được chìa khóa thành công”, Bà Trần Thị Thu Trang nói.

Dự kiến sau Đại học Công nghiệp TP.HCM: Đại học Công nghệ Thông tin TP.HCM; Đại học Văn Lang; Đại học Tôn Đức Thắng; Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM; Đại học Nguyễn Tất Thành; Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH); Đại học Kinh Tế; Đại học Mở TP.HCM; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (cơ sở tại TP.HCM); Đại học Kinh tế Tài chính (UEF); Đại học Bách Khoa TP.HCM; Cao đẳng Hoa Sen; Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức; Cao đẳng Viễn Đông;...

Theo khampha 

PCWorld

Kết nối doanh nghiệp với sinh viên tại Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM


      © 2021 FAP
        536,702       16