Công nghệ - Sản phẩm

E-Blue E-sport Stadium: Chuẩn phòng game mới cho thể thao điện tử

(PCWorldVN) E-Blue đặt mục tiêu triển khai mô hình E-sport Stadium tại Việt Nam ngay từ năm 2017, trong nỗ lực mở rộng thị phần và kết nối giới game thủ mê thể thao điện tử.

Trong khuôn khổ Ngày hội công nghệ ITDay 2016 vào diễn ra vào hôm 3/12/2016 ở khách sạn Rex (TP.HCM), ông Michael Chu - đại diện E-Blue đã trình bày giải pháp xây dựng phòng máy chuyên game cao cấp E-Blue E-sport Stadium cho đại diện báo giới và đối tác kinh doanh tại Việt Nam.

Ông Michael Chu tại gian hàng E-Blue trong ITDay 2016.

Được biết, E-Blue là tập đoàn quốc tế của Nhật Bản có 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất linh kiện máy tính.

E-Blue hiện kinh doanh nhiều nhãn hàng chuyên game chất lượng tốt, giá phải chăng như tai nghe, chuột và bàn phím chuyên game Aurora – Mazer – Cobra.

PC World Vietnam đã có cuộc trao đổi với ông Michael Chu để tìm hiểu chi tiết về mô hình phòng máy chuyên game cao cấp E-Blue E-sport Stadium.

Ông có thể cho biết cụ thể về mô hình E-Blue E-sport Stadium?

Là chiến lược kinh doanh mới của E-Blue trong năm 2016, mô hình E-Blue E-sport Stadium đã được triển khai ở nhiều nơi như Mỹ, Li-băng, Croatia, Trung Quốc, Malaysia, Macao, và riêng tại Trung Quốc thì hiện có hơn 200 phòng máy E-sport Stadium đang hoạt động.

E-Blue E-sport Stadium là gaming module được áp dụng cho các phòng máy chuyên game cao cấp, nhắm vào đối tượng là khách hàng trung lưu cần môi trường giải trí chuyên nghiệp, hiện đại.

Theo cách bố trí linh hoạt, mỗi module thiết kế khung có diện tích tối thiểu từ 50m2 trở lên, và chi phí đầu tư cho mỗi 50m2 vào khoảng 50.000USD, bao gồm đầy đủ phụ kiện và trang thiết bị như bàn ghế, tai nghe, bàn phím cơ hay chuột chuyên game do E-Blue cung cấp.

Với chi phí đầu tư như trên, liệu phí sử dụng dịch vụ có quá cao so với môi trường chung ở Việt Nam?

Không phải là mô hình quán game thông thường như Cyber-Café hay i-Café, mô hình phòng máy E-Blue E-sport Stadium mang nhiều đặc điểm đáng giá như phòng VIP (khu chơi game riêng biệt), phòng Couple (dành cho từng cặp game thủ chơi chung với nhau), phòng Training (tập luyện mỗi ngày), phòng Thi đấu (tùy theo quy mô của giải đấu) và thậm chí là có cả phòng Nghỉ ngơi (cho game thủ thư giãn sau những giờ đấu game căng thẳng).

Ông Michael Chu giới thiệu mô hình phòng game E-Blue E-sport Stadium.

Tôi khẳng định rằng, phí sử dụng phòng máy E-Blue E-sport Stadium là hợp lý.

Đơn cử như tại Trung Quốc hoặc Malaysia, phí sử dụng vào khoảng 23.000 đồng/giờ nếu khách hàng dùng dịch vụ ở tiêu chuẩn cơ bản. Trong khi đó, theo khảo sát riêng của E-Blue thì phí sử dụng ở những quán game thông thường vào khoảng 5-15.000 đồng/giờ.

Theo đó, phí sử dụng phòng máy E-sport Stadium tương xứng với những dịch vụ cao cấp mà game thủ được thụ hưởng.

Vậy trong lĩnh vực E-sport thì E-Blue hỗ trợ cho chủ phòng máy như thế nào?

E-Blue đang là nhà tài trợ cho nhiều đội game chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, điển hình là đội EDG đang làm mưa làm gió tại bộ môn Legue of Legends (Trung Quốc), hay đội eEriness vừa đạt hạng Nhì bộ môn Counter Strike Global Offensive ở giải MSI Games (Slovakia) và hạng Nhì bộ môn FIFA ở giải FIFA Championship (Séc và Slovakia) hồi tháng 10/2016.

E-Blue E-sport Stadium tạo không gian chơi game thoải mái và sang trọng.

Bên cạnh đó, E-Blue có bề dày kinh nghiệm tổ chức các giải đấu thể thao điện tử tại các phòng game ở cả châu Á lẫn châu Âu. Do vậy, chủ phòng máy sẽ được E-Blue hỗ trợ và tư vấn cách tổ chức giải đấu, cách xây dựng và tài trợ đội game cùng nhiều hoạt động khác, song song với môi trường E-sport chuyên nghiệp mà E-Blue đang cung cấp.

Không chỉ thế, E-Blue đang hướng tới xây dựng mạng kết nối game thủ không biên giới dành cho hệ thống phòng game E-Blue E-sport Stadium, tạo cơ hội thi đấu và cọ xát cho game thủ dù họ ở nhiều quốc gia khác nhau.

Khi đã là đối tác đầu tư E-sport Stadium của E-Blue, liệu rằng chủ phòng máy có được nhận thêm tài trợ từ các đơn vị khác hay không? Hoặc được sử dụng thêm một hoặc nhiều gaming module khác nhau?

Theo chính sách của e-Blue, chủ phòng máy vẫn có thể nhận các gói tài trợ về phần cứng và linh kiện từ những đơn vị khác để nâng cấp máy tính mạnh hơn, đẹp hơn, nhằm phục vụ game thủ tốt hơn.

Về mặt thiết kế, gaming module E-sport Stadium của E-Blue là một khối tổng thể về hình ảnh, có concept rất riêng nhằm mang đến cho game thủ cảm giác E-sport chuyên nghiệp. Mặt khác, E-Blue cũng đã mua bản quyền của Marvel, được quyền sử dụng hình ảnh Iron Man, Captain America… nhằm phối trí hình ảnh gaming module E-sport Stadium thêm sinh động và hấp dẫn.

Do đó, theo tôi, việc đặt thêm các hình ảnh của đơn vị khác như poster, standee hay băng-rôn sẽ phá vỡ cấu trúc thiết kế vốn có, sẽ không được điều chỉnh bổ sung.

Xin cám ơn ông! 

PCWorld

eSport, Hồng Nhân, ngày hội công nghệ, phần cứng game, thể thao điện tử


      © 2021 FAP
        537,856       25