Thế giới

6 điểm đáng lưu ý trong bản cáo trạng tình báo Nga can thiệp bầu cử Mỹ

TTO - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ Rod Rosenstein ngày 13-6 đã họp báo công bố cáo trạng chống lại 12 quan chức tình báo của quân đội Nga về hành vi tổ chức tấn công máy chủ của Đảng Dân chủ nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.

6 điểm đáng lưu ý trong bản cáo trạng tình báo Nga can thiệp bầu cử Mỹ - Ảnh 1.

Thứ trưởng Tư pháp Mỹ Rod Rosenstein - Ảnh: AFP

CNN ngày 14-7 nêu 6 điểm cần nhớ trong bản cáo trạng.

1. Nga rất muốn bà Hilarry Clinton thua

Một danh sách dài nhiều nhân vật phía Nga đòi hỏi bà Clinton phải thua trong cuộc chạy đua vào ghế tổng thống năm 2016 và qua đó hỗ trợ chiến dịch của ông Trump.

Hành động của họ trong năm 2016 thể hiện qua rất nhiều vi phạm, từ việc sử dụng danh tính giả mạo đến nghi án rửa tiền. Phía Nga đã nhắm vào hơn 300 người có liên quan đến chiến dịch của bà Clinton và các tổ chức chính trị của Đảng Dân chủ, bao gồm Ủy ban Vận động tranh cử quốc hội Đảng Dân chủ và Ủy ban toàn quốc của Đảng Dân chủ.

Khi đã xâm nhập các máy tính của Đảng Dân chủ với mức độ chính xác cao, họ đã tìm kiếm các từ khóa như "Hillary", "Cruz", "Trump" và "Benghazi studies" để họ có thể lấy cắp các tập tin có thể có ảnh hưởng lớn như thông tin về phe đối lập, cách điều hành chiến dịch và dữ liệu cử tri. Những tin tặc của Nga còn viết thư đến Wikileaks để phối hợp tiết lộ những tài liệu bị đánh cắp.

2. Nga sử dụng tên giả, bitcoin và mật khẩu đánh cắp

Tin tặc Nga đã đánh cắp hàng ngàn tài liệu của phía Đảng Dân chủ và sử dụng các mạng xã hội phổ biến ở Mỹ để truyền bá những nội dung xuyên tạc của mình.

Theo cáo trạng, Bitcoin, tiền điện tử, đã được các đối tượng sử dụng để "tránh sự giám sát về danh tính và nguồn tiền của họ".

Tin tặc đã gửi những email giả những cảnh báo bảo mật của Google chứa các liên kết giả mạo và mã độc qua đó lấy trộm mật khẩu, theo dõi tổ hợp phím, chụp ảnh màn hình và xem thông tin ngân hàng. 

Để truyền bá các tài liệu đã thu thập, người Nga tự nhận là người Mỹ, người Romania và "hoàn toàn không liên quan gì đến chính phủ Nga". Một số trong số 12 tình báo Nga bị tố cáo đã sử dụng những cái tên rất Mỹ như "Kate S. Milton", "James McMorgans" và "Karen W. Miller" để phát tán các tài liệu.

3. Nga đánh cắp dữ liệu về cử tri

Thông tin của khoảng 500.000 cử tri gồm tên, địa chỉ, số an sinh xã hội, ngày sinh, bằng lái xe đã bị đánh cắp từ website của một ủy ban bầu cử cấp bang. Trang web của Văn phòng quận, hạt ở các bang Georgia, Floridia, và Iowa và các ủy ban bầu cử cấp bang đã bị lùng sục.

4. Phiên tòa sẽ không đi đến đâu

Theo CNN, sẽ không có ai trong số những người bị công tố viên đặc biệt Robert Mueller truy tố sẽ xuất hiện ở tòa án Mỹ và họ sẽ tiếp tục tránh thực hiện các chuyến đi nước ngoài để không bị dẫn độ. 

5. Sẽ công bố thêm nhiều người liên quan

Tên của một số người Mỹ đã nhận các tài liệu bị Nga đánh cắp sẽ được công bố, trong đó có ứng cử viên Quốc hội Mỹ, người vận động hành lang nhà nước nhận được thông tin cá nhân bị đánh cắp của 2.000 nhà tài trợ của Đảng Dân chủ và nhà báo đã đăng tin liên quan đến phong trào Cuộc sống của người da đen và sự liên quan  của Wikileaks.

6. Tiếp tục điều tra  Roger Stone - cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Trump

Roger Stone, cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Trump năm 2016, đã và sẽ tiếp tục bị nhóm của Mueller điều tra dù ông phủ nhận bất cứ hành động nào sai trái. Trong bản cáo trạng công bố ngày 13-7, không có tên người Mỹ nào. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ trưởng Tư pháp Rosenstein đã khẳng định tại cuộc họp báo rằng cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller sẽ tiếp tục.

Tuổi trẻ

      © 2021 FAP
        516,053       73