Sức khỏe

Bí quyết bảo vệ sức khỏe trong ngày hè

Theo Viện nghiên cứu Quốc gia về sức khỏe, cứ 3 người đi du lịch thì có một người gặp những vấn đề như: say tàu xe, rộp da, say nắng, chuột rút, rối loạn tiêu hóa ... Vậy làm thế nào để bạn thỏa sức vui chơi trong mùa hè mà không bị “mầm bệnh” tấn công?

Chống lại chứng say tàu xe

Say tàu xe là nỗi sợ hãi lớn nhất của người chuẩn bị đi du lịch, gây nên cảm giác “chưa đi đã thấy mệt”. Đây là hiện tượng khá phổ biến xảy ra với 30% dân số trên thế giới, trong đó 66% phải trải qua những trạng thái nghiêm trọng. Đôi khi vấn đề nằm ở tâm lý và sức khỏe nhưng nguyên nhân chính của tình trạng này là do khi di chuyển trên các phương tiện chuyển động, tai và mắt truyền đến não những tín hiệu khác nhau. Những người bị say tàu xe thường phải mất một khoảng thời gian để phục hồi trong khi các thành viên khác thoải mái khám phá.

Say tàu xe làm chuyến du lịch mệt mỏi cho cả người lớn và trẻ em.

Để không mất vui, trước hết bạn cần loại bỏ một vài thói quen như ăn quá nhiều hoặc để bụng rỗng trước khi đi, đọc sách khi đang di chuyển trên các phương tiện. Bên cạnh đó, trước giờ khởi hành, hãy “thủ sẵn” vài viên thuốc hoặc miếng dán chống say, thảo mộc làm dịu dạ dày như trà gừng. Ngoài ra, việc thư giãn và tập trung nhìn phía trước thay vì xoay chuyển liên tục cũng giúp giảm bớt “cơn say”. Bạn cũng có thể nói vài câu chuyện phiếm với người đồng hành để quên đi cảm giác khó chịu của cơ thể.

Bảo vệ khỏi thay đổi thời tiết

Nhiều người cho rằng chuyến đi ngắn ngày không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Thế nhưng bạn có biết các bệnh hô hấp dễ phát sinh khi độ ẩm tăng đột biến và nắng nóng bất ngờ gay gắt, hay 62% cơn đau đầu thường đến khi thời tiết thay đổi; quá lạnh, quá khô? (theo nghiên cứu của Trung tâm điều trị nhức đầu ở Stamford (Mỹ).

Cơ thể con người rất nhạy cảm với thay đổi thời tiết.

Cơ thể con người vốn nhạy cảm với khí hậu nên vài biến đổi nhẹ trong ngày (từ nóng sang lạnh, mưa nắng bất chợt…) cũng nảy sinh bệnh vặt và tâm trạng uể oải, dễ cáu gắt, bực bội. Để chuyến đi chơi vui vẻ, ngoài việc tìm hiểu kỹ thời tiết tại điểm đến để mang theo các vật dụng, quần áo phù hợp, bạn cần chuẩn bị những loại thuốc cảm cúm, thuốc giảm đau, hen suyễn, hạ sốt, dầu gió, trà gừng… Điều này giúp bạn tận hưởng các địa điểm tham quan lý thú thay vì dành phần lớn thời gian của chuyến đi trong phòng nghỉ vì các bệnh do thời tiết gây ra.

Giữ cho “bụng khỏe”

Ẩm thực địa phương là một thú vui không thể bỏ qua khi du lịch. Trong khi bạn đang thoải mái nhâm nhi vị thơm ngon hấp dẫn của gỏi cá, hàu sống vùng biển hay các loại nem đặc sản, đồ nướng... thì các tác nhân gây nên các vấn đề tiêu hóa cũng đang âm thầm tấn công bạn. Đó là chưa kể nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột nếu chẳng may tiếp xúc vi khuẩn trong nước uống, sông biển, hồ bơi…

Trong hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn gây tiêu chảy nhẹ, tuy nhiên vẫn có 5-10% bệnh nhân bị tiêu chảy rất nặng và ói mửa sau khi tiếp xúc với vi khuẩn từ 6 tiếng đến 5 ngày, dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ tử vong (WHO).

Những món ăn hấp dẫn khi du lịch có thể tiềm ẩn nguy cơ các bệnh về tiêu hóa

Đừng quên chuẩn bị thật kỹ các phương án thuốc men cho những lúc bụng “trở chứng”. Các loại thuốc tiêu hóa, bao tử mang theo sẽ “cứu nguy” bạn và gia đình trong các tình huống khẩn cấp. Bụng có khỏe thì tinh thần và thể chất mới thoải mái để tận hưởng những điều thú vị trong kỳ nghỉ bên cạnh người thân.

Ứng phó với tai nạn bất ngờ

Đã chuẩn bị sẵn sàng cho say tàu xe, tiêu hóa và thay đổi thời tiết, nhưng đôi khi gia đình bạn cũng cần lường trước vài “tai nạn” bất ngờ đến từ sứa, côn trùng lạ, vật nhọn đâm, bỏng da, té ngã, dị ứng hay kích ứng da do thời tiết hay thức ăn…

Đừng chủ quan với những tai nạn bất ngờ có thể xảy ra trong chuyến du lịch

Để xử lí những tai nạn bất ngờ, người thân trong gia đình cần bình tĩnh sơ cứu hoặc mang người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất. Luôn đảm bảo trong hành lý du lịch của mình có một số vật dụng cần thiết như: cồn y tế, bông, băng thường và băng keo dính, thuốc giảm đau, kháng sinh… Đặc biệt, nếu có thành viên thuộc tuýp mẫn cảm với một số côn trùng, thức ăn, phấn hoa… thì một liều thuốc chống dị ứng không bao giờ thừa khi đi du lịch. Đừng chủ quan nghĩ rằng “Khi đến đó mình sẽ mua” hay “Khách sạn luôn có sẵn”. Trong những tình huống cấp bách, sức khỏe những người thân phụ thuộc hoàn toàn vào sự phòng xa vô cùng đáng giá này, để chuyến đi trọn vẹn niềm vui.

Bài viết được tài trợ bởi Johnson & Johnson Việt Nam.

aFamily

      © 2021 FAP
        2,327,533       26