Sức khỏe

Hà Nội: Nhiều trẻ nhập viện vì bệnh tay chân miệng

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thường – Trưởng khoa Nội Nhi, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, số bệnh nhi nhập viện trong thời điểm giao mùa ngày càng tăng. Trong đó chủ yếu là bệnh tay chân miệng.

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thường – Trưởng khoa Nội Nhi, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, số bệnh nhi nhập viện trong thời điểm giao mùa ngày càng tăng. Trong đó chủ yếu là bệnh tay chân miệng.

BS Thường khám cho bệnh nhi.

Thạc sĩ Thường cho biết, theo ghi nhận tại khoa Nhi của Bệnh viện, số bệnh nhi tăng 25% so với ngày thường, trong đó báo động nhất là bệnh tay chân miệng.

Hiện nay là thời điểm bệnh tay chân miệng vào mùa, mỗi ngày bệnh viện Xanh Pôn ghi nhận từ 30 – 40 bệnh nhi vào khám, trong số đó chủ yếu là điều trị ngoại trú ở nhà.

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng lợi lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.

Thạc sĩ Thường lo ngại đây căn bệnh chưa có vắc xin điều trị, nếu trẻ nhỏ bị mắc mà không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh tay chân miệng có thể điều trị ngoại trú được nếu ở mức độ nhẹ. Khi bị vi rút tay chân miệng, thông thường tổn thương trong miệng là chủ yếu. Vì vậy phụ huynh nên cho trẻ súc miệng, uống nhiều nước, dùng các thuốc sát khuẩn và giảm đau bôi vào miệng trước khi cho trẻ ăn khoảng 30 phút để trẻ thấy dễ chịu khi ăn. Bên cạnh đó, nên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, không quá nóng và cũng không quá lạnh.

Thạc sĩ Thường cũng khuyến cáo trong dịp giao mùa này các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như hắt hơi sổ mũi ở trẻ chủ yếu do vi rút (chiếm tới 80%) vì thế nếu cha mẹ tự ý mua thuốc dùng sẽ không hiệu quả, đặc biệt là thuốc kháng sinh, chỉ tăng thêm tình trạng kháng thuốc ở trẻ nhỏ.

aFamily

bệnh tay chân miệng, bệnh giao mùa, sức khỏe trẻ em, bệnh truyền nhiễm


      © 2021 FAP
        2,149,473       11